Tết cổ truyền ở Huế: Văn hóa và các hoạt động đón Tết

Tết cổ truyền ở Huế: Văn hóa và các hoạt động đón Tết

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam, và Huế - vùng đất cổ đô xinh đẹp, cổ kính - mang đến cho Tết một bản sắc độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa Tết của dân tộc.

Huế được xem là trung tâm văn hóa, lịch sử và lễ hội lớn của Việt Nam, nét đẹp thanh lịch và tinh tế thể hiện trong từng không gian đón Tết. Trước khi Tết đến, người Huế thường dành thời gian dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ gia tiên, tô điểm ngôi nhà với những chậu hoa mai, hoa đào, hoa cúc rực rỡ. Sắc màu rực rỡ của hoa lá hòa với màu đỏ tươi của đèn lồng tạo nên bầu không khí tươi vui và ấm cúng.

Không những vậy, được mệnh danh là “kinh đô ẩm thực”, ẩm thực Tết Huế cũng mang những nét tinh tế đặc trưng. Món bánh chưng, bánh tét được gói bằng lá chuối xanh và nấu chín qua đêm là món ăn không thể thiếu. Bàn ăn Tết còn có chả bò, chả heo, nem, tré (ché), dưa món và các loại mứt đặc sản như mứt gừng, mứt sen, mứt thanh trà, mứt bưởi… để dọn khách. Ngoài những món ăn truyền thống, nhiều gia đình Huế còn tự tay chuẩn bị các loại bánh kẹo và đồ uống đặc biệt nhằm tăng thêm không khí đầm đà bản sắc Huế.

Không khí ấm cúng với nồi bánh chưng, bánh tét nấu qua đêm

Người Huế rất coi trọng việc duy trì các phong tục truyền thống trong những ngày Tết. Tục xông đất vào mùng 1 Tết (âm lịch) được thực hiện với mong muốn mang đến sự may mắn cho gia đình trong năm mới. Việc chúc Tết, lì xì cũng đã trở thành một nét văn hóa ý nghĩa của cả dân tộc Việt Nam ta.

Tại Huế, việc thờ cúng gia tiên đầu năm cũng được coi là một nghi thức quan trọng. Các thành viên trong nhà từ lớn đến bé đều chuẩn bị kỹ lương các loại hoa, mâm ngũ quả để sắp xếp và cúng trên bàn thờ. Mỗi gia đình đều thực hiện lễ cúng giao thừa để tiễn năm cũ và chào năm mới. Một điểm đặc biệt ở Huế là trước Tết, các gia đình luôn dành thời gian “tảo mộ”, thăm các phần mộ tổ tiên, những phần mộ người thân đã quá vãng, cả nhà cùng dọn dẹp vệ sinh, thắp hương mời ông bà, tổ tiên cùng về ăn Tết với con cháu.

Hoa giấy Thanh Tiên cũng là một phần không thể thiếu của người Huế dịp Tết đến, để trang trí nhà cửa và khu vực thờ cúng

Làng hoa Phú Mậu - vựa hoa lớn và nổi tiếng nhất bao đời nay của xứ Huế thu hút du khách bởi vẻ đẹp rực rỡ và lãng mạn

Để Tết mang không khí sôi động, vui tươi hơn thì không thể bỏ qua những hoạt động Tết Huế mang đậm nét cổ đô xen lẫn hiện đại để người dân và du khách có thể trải nghiệm. Vào dịp Tết, Huế thường tổ chức các lễ hội và chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các di tích như Đại Nội.

Danh sách các hoạt động Tết tiêu biểu tại Huế năm 2025:

Thời gian Hoạt động Địa điểm
Từ ngày 18/01 - 27/01/2025 Ngày hội Hoàng mai Huế lần thứ III năm 2025 Công viên Thương Bạc, quận Phú Xuân, Huế
Ngày 22/01/2025 (23 Tháng Chạp) 7h00: Lễ Thướng Tiêu Thế Miếu, Đại Nội, Huế
8h30: Khám phá Phong vị Tết Huế Cung Trường Sanh, Đại Nội, Huế
Ngày 28/01/2025 (29 Tháng Chạp) 21h30 - 22h20: Chương trình Chào xuân mới Ngọ Môn, Huế
22h00: Bắn pháo hoa tầm thấp
22h30 - 0h00: Chương trình Tết quê hương, mừng xuân đất nước
0h00: Bắn pháo hoa tầm cao
Ngày 29/01/2025 (Mồng 1 Tết) Mở cửa MIỄN PHÍ tham quan tất cả các điểm di tích trong khu vực Di sản Huế  
9h00: Chương trình nghệ thuật tổng hợp Điện Thái Hòa, Đại Nội, Huế
9h30: Trò chơi cung đình: Xăm hường, Bài vụ, Tháo thơ, Đấu hồ  
Ngày 29, 30, 31/01/2025 (Mồng 1, 2, 3 Tết) Biểu diễn Lân sư rồng, võ thuật… mang đến không khí Tết sôi động và ý nghĩa.  
Ngày 03/02/2024 (Mồng 6 Tết) Hội vật Làng Thủ Lễ Làng Thủ Lễ, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, TP. Huế
Ngày 05/02 - 06/02/2024 (Mồng 8, 9 Tết) Lễ hội Đền Huyền Trân Công chúa Phường An Tây, quận Thuận Hóa, TP. Huế
Ngày 07/02/2024 (Mồng 10 Tết) Hội vật Làng Sình Làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, TP. Huế

Lễ thướng tiêu (dựng nêu) tại Đại Nội Huế với mục đích ban đầu là thông báo một năm mới đến gần, sau là cầu mong cho đất nước bình an, may mắn và an lành.

Lễ hội Hoàng mai Huế

Tết cổ truyền ở Huế không chỉ là ngày lễ gia đình mà còn là dịp để người dân tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống. Các hoạt động phong phú và bản sắc đồng đà trong những ngày xuân tạo nên dấu ấn không thể nào quên được.

Đặng Trần Nhật Anh

Tin liên quan

"Mùa thu cho em" - Bản giao hưởng của nỗi nhớ và cảm xúc tại Festival Huế 2024
Sự kiện
"Mùa thu cho em" - Bản giao hưởng của nỗi nhớ...

Tối 24/9/2024, Nhà hát Sông Hương như được ướp trọn trong không gian lãng đãng, đầy h...

"Bách thiện Hiếu vi tiên" - Trải nghiệm trung thu truyền thống Huế
Sự kiện
"Bách thiện Hiếu vi tiên" - Trải nghiệm trung...

Vào tối ngày 08/9/2024, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Vietnam T...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023
Sự kiện
Đặc sắc chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần...

Tối ngày 08/12, tại quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình nghệ t...

Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả Ẩm thực xứ Huế
Sự kiện
Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả Ẩm thực xứ Huế

Chiều ngày 26/10, Trường Cao đẳng Du lịch Huế phối hợp với Công ty Cholimex Foods tổ ...