Những bản đúc nổi trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được vinh danh Di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được vinh danh Di sản tư liệu thế giới

Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 01 hồ sơ "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế" (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.

Năm 1837, trước sân Thế Miếu tại Hoàng cung Huế, chín đỉnh đồng đồ sộ được hoàn thành dưới lệnh vua Minh Mạng, mang tên Cửu đỉnh. Hơn cả biểu tượng cho sự trường tồn của vương triều, Cửu đỉnh là bức tranh toàn cảnh về đất nước Việt Nam, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, lịch sử và nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy, UNESCO đã vinh danh Cửu đỉnh là Di sản Tư liệu Thế giới, ghi nhận giá trị vượt thời gian của di sản này.

162 họa tiết chạm khắc tinh xảo trên Cửu đỉnh tựa như những trang sử sống động. Mỗi hình ảnh đều ẩn chứa câu chuyện riêng, từ địa danh nổi tiếng, sản vật phong phú đến đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng của người dân. Ngắm nhìn Cửu đỉnh, ta như được du hành ngược thời gian, khám phá sự đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu về các loài động thực vật quý hiếm, và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo.

Đặc biệt, hình ảnh kênh Vĩnh Tế trên Cao đỉnh không chỉ minh chứng cho sự phát triển của giao thông, thủy lợi mà còn khắc ghi câu chuyện về người phụ nữ phi thường, bà Châu Thị Vĩnh Tế. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bà đã sát cánh cùng chồng là Thoại Ngọc Hầu hoàn thành công trình kênh đào mang ý nghĩa lịch sử to lớn. Câu chuyện về bà là minh chứng cho vai trò quan trọng của phụ nữ trong lịch sử dân tộc, góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp.

Cửu đỉnh không chỉ phản ánh văn hóa Việt mà còn thể hiện sự giao thoa, tiếp biến văn hóa với các quốc gia Đông Á. Những nét tương đồng trong nghệ thuật tạo hình, cách thức trang trí... cho thấy sự kết nối và ảnh hưởng văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực.

Việc Cửu đỉnh được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới là niềm tự hào to lớn của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Di sản này góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Huế, đồng thời là động lực để Thừa Thiên Huế vươn lên trở thành trở thành TP trực thuộc TW trên nền tảng bản sắc văn hóa Huế, nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.

Minh Toàn

Tin liên quan

Chiêm ngưỡng "Đại ngàn ngựa trắng" xứ Huế
Khám phá Huế
Chiêm ngưỡng "Đại ngàn ngựa trắng" xứ Huế

Cố đô Huế không chỉ có những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng man...

Huế dưới góc nhìn của Travel Blogger "Quỷ Cốc Tử" Ngô Trần Hải An
Khám phá Huế
Huế dưới góc nhìn của Travel Blogger "Quỷ Cốc...

Năm 2024, ngành du lịch tỉnh Thùa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, quảng bá ...

Du lịch thể thao, mạo hiểm - nét mới ở Vườn quốc gia Bạch Mã
Khám phá Huế
Du lịch thể thao, mạo hiểm - nét mới ở Vườn q...

Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở vùng cao nguyên Trường Sơn với diện tích hơn 22,000 ha, l...

Khám phá lăng vua Tự Đức - Nơi bình yên giữa lòng thành phố
Khám phá Huế
Khám phá lăng vua Tự Đức - Nơi bình yên giữa ...

Lăng Tự Đức ẩn mình trong một thung lũng hẹp thơ mộng, được bao bọc bởi những ngọn đồ...