Chùa Phước Duyên – Địa điểm tâm linh tại Cố Đô Huế.

Chùa Phước Duyên – Địa điểm tâm linh tại Cố Đô Huế.

Chùa Phước Duyên là một ngôi cổ tự danh tiếng của Cố Đô Huế. Theo dòng lịch sử, cho đến ngày nay, ngôi chùa đã trở thành địa điểm tâm linh cho du khách thập phương ghé thăm và học hỏi Phật Pháp.

Chùa Phước Duyên, thuộc thôn An Ninh thượng, phường Hương Long, TP Huế, nằm ẩn mình dưới chân ngọn đồi nhỏ tên là Rú Vi, sát bên bờ sông Bạch Yến. Chùa có diện tích khoảng 4000m2, với vị trí độc lập, cách xa khu dân cư khoảng 200m về phía Đông Bắc, nên cảnh vật xung quanh yên tĩnh, rất thích để sống thực hành tâm linh.

Chùa Phước Duyên với không gian rộng rãi.

Chùa Phước Duyên, hay còn được gọi bởi cái tên khác là Phước Duyên Thiền Uyển. Được xây dựng vào năm 1948, do Hòa thượng Thích Đảnh Lễ khai sáng. Với bề dày lịch sử hơn 700 năm cùng với nhiều biến cố xảy ra trong thời điểm này. Theo truyền thuyết, trước đây chùa được biết đến với tên gọi là chùa Ốc Tiêu, cũng chẳng biết do ai xây dựng nên. Cho đến thời Tây Sơn thì toàn bộ đều bị phá hủy. Lúc Hòa thượng Đãnh Lễ đến thì hầu như không còn dấu tích gì của chùa Ốc Tiêu. Sau một thời gian, với tấm lòng thiện lành, thường xuyên giúp đỡ người dân, năm 1948 Hòa thượng Thích Đảnh Lễ đã xây dựng một ngôi chùa và đặt tên là Phước Duyên.

Cổng chùa Phước Duyên.

Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu, hướng về phía Đông Nam. Phía trước gồm ba gian và hai liêu, phía Tây Nam là giảng đường tu viện, phía Tây Bắc là hậu đường và phía Đông là khách đường, ngoài ra còn có ngôi nhà dài năm gian, đây là nơi vừa để thực trù và đón tiếp khách.

Cửa Tuệ.

Chùa Phước Duyên với quy mô rộng lớn và được chia thành hai khu riêng biệt gồm Khu A và B. Tại Khu A, du khách sẽ bắt gặp tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát, nguy nga, xung quanh là nhiều chậu cây cảnh được cắt tỉa gọn, ngoài ra khi đi vào trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bảo tháp của Hòa thượng Thích Đảnh Lễ, ngài Thanh Tuệ… được thiết kế độc đáo theo hơi hướng của Thái Lan, Miến Điện. Tại khu B, điều khiến du khách thích thú nhất chính là hồ Tâm –  với lối thiết kế độc đáo, là nơi mang lại cảm giác dễ chịu, khi nhìn ngắm những chú cá bơi trong hồ trong xanh, ngoài ra còn có “ Tàng Kinh Các” – đây là không gian làm việc và sinh hoạt trước đây của Thầy Thái Hòa, bây giờ là nơi lưu trữ kinh sách và những tác phẩm tâm huyết của Thầy.

Khu vực Chính Điện.

Khuôn viên chùa rộng rãi, trong lành.


Chùa Phước Duyên luôn rộng mở cửa để chào đón tất cả mọi người đến sinh hoạt, vãn cảnh chùa hay bái Phật. Chùa còn là nơi được nhiều dân quanh vùng gửi gắm tâm linh, và nương náu tinh thần cho những chúng sanh luôn hướng về điều lành, một lòng hướng thiện.

Khuôn viên chùa luôn thoáng mát.

Chị Tịnh Uyên, du khách đến tham quan chùa, chia sẻ: “ Mình cảm thấy chùa Phước Duyên là nơi lý tưởng để tịnh tâm, cầu nguyện. Không gian rộng rãi, luôn mang cho mình một cảm giác bình yên, nhẹ nhõm khi đến đây. Thường vào những ngày lễ, rằm, mình cùng gia đình thường xuyên đến đây đến hương khói, bái phật, cầu nguyện cho cuộc sống thêm ấm no và hạnh phúc”.



Không gian xanh tại Chùa Phước Duyên.



Kiến trúc gỗ độc đáo.


Khu vực miếu thờ Âm Linh.

Trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, và chỉnh sửa, cho đến nay chùa Phước Duyên vẫn luôn giữ nét kiến trúc, không gian độc đáo riêng. Nhờ thiên nhiên ưu ái, nên chùa Phước Duyên lúc nào cũng mang khung cảnh bình yên, thanh vắng, giúp du khách xua tan nhiều muộn phiền, âu lo trong cuộc sống.

Tấn Nhật

Tin liên quan

Đắm chìm trước vẻ đẹp tráng lệ, đậm nét cổ kính tại An Định Cung
Di tích
Đắm chìm trước vẻ đẹp tráng lệ, đậm nét cổ kí...

Cung An Định, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng vào đầu thế kỷ XX...

Ghé thăm Văn miếu Huế- nơi tôn thờ đức Khổng Tử
Di tích
Ghé thăm Văn miếu Huế- nơi tôn thờ đức Khổng ...

Được xây dựng dưới triều đại vua Gia Long, Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử và đây một th...

Khám phá Điện Voi Ré- nơi tôn vinh loài voi thời nhà Nguyễn
Di tích
Khám phá Điện Voi Ré- nơi tôn vinh loài voi t...

Điện Voi Ré là chứng tích một thời oanh liệt của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, đồng thời...

Khám phá ngôi chùa mang phong cách “ Ấn Độ” trên đất Cố Đô.
Di tích
Khám phá ngôi chùa mang phong cách “ Ấn Độ” t...

Với nét kiến trúc theo phong cách của hệ phái Nam Tông ( có nguồn gốc từ Ấn Độ), ngôi...