Ghé thăm Văn miếu Huế- nơi tôn thờ đức Khổng Tử

Ghé thăm Văn miếu Huế- nơi tôn thờ đức Khổng Tử

Được xây dựng dưới triều đại vua Gia Long, Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử và đây một thời là thủ phủ của các bậc Vương, Quan nhà Nguyễn.

Nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng, Từ Trung tâm thành phố Huế, di chuyển theo con đường Trần Hưng Đạo, du khách sẽ đến với vùng đất Kim Long thân thương, cổ kính, nơi đây không chỉ nổi tiếng với các làng nghề truyền thống, lâu đời mà còn có rất nhiều các lăng tẩm, chùa chiền, di tích lịch sử một thời của Cố Đô Huế, trong đó không thể không nhắc đến Văn miếu đầy oai hùng.

Đại Thành Môn.

Văn miếu được xây dựng từ ngày 17/4 đến 12/9/1808 thì hoàn thành. Trước đây Văn miếu được khởi công, hình thành ở Phú Xuân, tại làng Triều Sơn và được xem là văn miếu riêng của Đàng Trong, dưới Triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn miếu được dời đến xã Long Hồ. Một thời gian sau, dưới triều vua Gia Long, văn miếu được cho xây dựng lại, ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ Khổng Tử.

Nằm ở vị trí thuận lợi, Văn miếu nằm quay mặt về phía Nam, phía trước là dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng, xung quanh là đồi núi xanh ngát bao bọc lấy, nhìn tổng thể Văn miếu rất đẹp và nguy nga. Không những thế Văn miếu có công trình kiến trúc khá độc đáo trong quần thể di tích cố đô.

Cây cối xanh ngát trong Văn miếu.

Từ Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là ngôi đại điện thờ đức Khổng Tử, được dựng trên một nền cao, dài khoảng 32m, rộng 25m, gọi là Đại Thành Điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của Văn miếu, cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng điệp ốc, hai bên trước Điện Đại Thành là hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.

Đại Thành Điện, điện thờ đức Khổng Tử.

Đại Thành Điện nhìn từ phía trong.

Văn miếu Huế có khoảng 50 công trình kiến trúc lớn, nhỏ, trong đó có 32 tấm bia tiến sĩ và 4 tấm bia khác ( có hai tấm bia do Vua Minh Mạng và Thiệu Trị đề ).  Trước sân miếu có hai nhà bia, do Vua Minh Mạng và Thiệu Trị đề ra. Phía ngoài cổng Đại Thành, bên trái là Hữu Văn Đường, bên phải có Dụy Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu một gian hai mái, dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Phía trước là hai dãy bia gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị tiến sĩ triều Nguyễn đỗ trong 39 kỳ thi Hội, thi Đình tổ chức dưới triều Nguyễn.

Bia tiến sĩ dưới triều nhà Nguyễn.

Nhà bia tiến sĩ triều Nguyễn.

Tấm bia lớn do vua đề ra.

Bên trong Đại Thành Điện.

Nằm ngay bên dòng sông Hương, trước cổng Văn miếu là cửa Linh Tinh Môn, với bốn trụ lớn xây bằng gạch, ở trên được trang trí bằng pháp lam, đề bốn chữ Hán “ Đạo Tại Lưỡng Gian” ( đạo giữa trời đất), mặt sau có chữ “ Trác Việt Thiên Cổ” ( vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn miếu có tấm bia khắc chữ “ Khuynh Cái Hạ Mã” ( nghiêng lọng xuống ngựa ) .

Cửa Linh Tinh Môn.

Nơi thắp nhang, dâng hoa tưởng nhớ.

Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của lịch sử, Văn miếu cũng phai tàn nặng nề theo thời gian, tuy nhiên không hẳn vậy mà đánh mất đi nét văn hóa trong đó, đối với những ai thích tìm hiểu về lịch sử của các đời vua chúa Huế, hay thời lịch sử xa xưa, thì Văn miếu là một địa điểm tham quan đầy ý nghĩa, thú vị có tính nhân văn cao, và để ghi nhớ một thời kỳ hưng thịnh thời Nho giáo lúc bấy giờ.

Tấn Nhật

Tin liên quan

Đắm chìm trước vẻ đẹp tráng lệ, đậm nét cổ kính tại An Định Cung
Di tích
Đắm chìm trước vẻ đẹp tráng lệ, đậm nét cổ kí...

Cung An Định, công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng vào đầu thế kỷ XX...

Chùa Phước Duyên – Địa điểm tâm linh tại Cố Đô Huế.
Di tích
Chùa Phước Duyên – Địa điểm tâm linh tại Cố Đ...

Chùa Phước Duyên là một ngôi cổ tự danh tiếng của Cố Đô Huế. Theo dòng lịch sử, cho đ...

Khám phá Điện Voi Ré- nơi tôn vinh loài voi thời nhà Nguyễn
Di tích
Khám phá Điện Voi Ré- nơi tôn vinh loài voi t...

Điện Voi Ré là chứng tích một thời oanh liệt của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, đồng thời...

Khám phá ngôi chùa mang phong cách “ Ấn Độ” trên đất Cố Đô.
Di tích
Khám phá ngôi chùa mang phong cách “ Ấn Độ” t...

Với nét kiến trúc theo phong cách của hệ phái Nam Tông ( có nguồn gốc từ Ấn Độ), ngôi...