Nghề làm tượng ông Táo thờ cúng ở Huế

Nghề làm tượng ông Táo thờ cúng ở Huế

Vào những ngày tháng Chạp, tại làng Địa Linh (phường Hương Vinh, thành phố Huế) lại nhộn nhịp với công việc làm tượng ông Táo để kịp phục vụ cho người dân xứ Huế cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Theo phong tục của người Huế, cứ rạng sáng ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, người dân sẽ thực hiện lễ tiễn ông Táo về trời để báo cáo về các việc xảy ra trong năm và thay thế bằng các tượng ông Táo mới đặt trên bàn thờ cầu mong may mắn trong năm mới. Đây là phong tục đã được gìn giữ và duy trì hàng trăm năm nay, trở thành một phong tục tập quán đặc trưng của người dân xứ Huế.

Sản phẩm tượng ông Táo thờ cúng

Tại làng Địa Linh những ngày này, các hộ dân đang tất bật với công việc nhào nặn, nung đúc để tạo ra các tượng ông Táo thờ cúng với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo. Được biết, đây là làng nghề duy nhất còn sót lại ở Huế làm nghề này.

Công đoạn lấy đất làm tượng

Công đoạn đầu tiên để làm ra một bức tượng ông Táo để thờ cúng là việc chuẩn bị đất sét, nhồi đất sét. Đây được xem là công đoạn khó và vất vả nhất, đất sét được lựa chọn kỹ càng và dự trữ cẩn thận để không bị quá khô hay quá ướt, điều này đảm bảo cho quá trình nhào đất đạt hiệu quả tốt nhất.

Công đoạn đúc khuôn tượng

Sau khi chuẩn bị xong đất sét, người thợ sẽ bắt đầu cho đất nặn tượng ông Táo vào khuôn gỗ đã được chế tạo sẵn, nén chặt và gạt bỏ đi phần đất thừa bên ngoài. Quá trình này cần sự khéo léo và tinh tế để đảm bảo cho tượng có được những nét cơ bản của ông Táo. Đồng thời, tượng cũng phải được in sao cho sắc nét và đúng kích thước.

Công đọạn phơi khô

Sau khi đúc xong, tượng thờ ông Táo sẽ được mang ra phơi nắng hoặc dùng quạt điện để hong khô, sau đó mới đem vào lò nung. Công đoạn xếp tượng vào lò nung cũng phải thực hiện đúng cách, cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh tượng bị nổ hoặc vỡ nát.

Công đoạn sắp xếp tượng để nung

Tiếp theo là công đoạn tô màu cho tượng ông Táo sau khi đã nung xong. Thông thường có 2 cách lên màu, sơn mài màu đỏ sẫm hoặc vẽ bằng màu rồi rắc bột kim tuyến để trông bắt mắt hơn. Tùy thuộc vào sở thích và truyền thống của từng vùng miền, tượng cúng ông Táo có thể được tô màu với nhiều màu sắc khác nhau để thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa dân gian. 

Công đoạn tô màu cho tượng - Đây là bước cuối cùng để hoàn thành ra một bức tượng ông Táo dùng để thờ cúng

Ảnh: Lê Đình Hoàng

Lê Thị Thu Thủy

Tin liên quan

Đa dạng Nón lá Huế
Làng nghề
Đa dạng Nón lá Huế

Huế nổi tiếng với các loại nón lá, đặc biệt là nón bài thơ, một biểu tượng văn hóa gắ...

Một số làng nghề nổi tiếng ở Huế
Làng nghề
Một số làng nghề nổi tiếng ở Huế

Với bề dày lịch sử gần 400 năm, Thừa Thiên Huế đã hình thành nên một hệ thống các làn...

Khám phá nghề làm lọng cung đình Huế
Làng nghề
Khám phá nghề làm lọng cung đình Huế

Huế là vùng đất giàu tín ngưỡng, coi trọng đời sống tâm linh, luôn đề cao sự uy nghi,...

Trải nghiệm làm Tranh làng Sình tại Huế
Làng nghề
Trải nghiệm làm Tranh làng Sình tại Huế

Tranh làng Sình thuộc Làng Sình có tên chữ là Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, các...

Đối tác