Cứ vào ngày mồng 10 tháng Giêng hằng năm các đô vật lại tụ tập ở xới vật làng Sình (xã Phú Mậu, TP Huế) để tranh tài tại hội vật lâu đời bậc nhất cố đô Huế.
Sáng 19/2 (nhằm ngày mồng 10 tháng Giêng), hàng nghìn người tìm về thôn Lại Ân (tên nôm là làng Sình), xã Phú Mậu (TP. Huế) để tham dự lễ hội vật truyền thống đầu Xuân. Đây cũng là hội vật được đánh giá là lâu đời bậc nhất ở cố đô Huế.
Sau tiếng trống khai hội, các đô vật biểu diễn những thế vật đẹp, tiếp đến là các đô vật lứa tuổi thiếu niên, thanh niên tham gia tranh tài. Các đô vật lên sới đấu không nhất thiết phải là người địa phương, mà bất kỳ người dân hoặc du khách nào cũng có thể đăng ký tham gia. Đô vật nào bị vật "lấm lưng, trắng bụng" là thua. Năm nay, sới vật làng Sình diễn ra hào hứng, sôi nổi suốt cả ngày.
Người dân quanh vùng tụ tập về xem vật đầu Xuân chật ních cả ngã ba đường
Đến nay, Hội vật làng Sình đã có lịch sử hơn 400 năm tồn tại và phát triển. Từ khởi thuỷ, người dân tổ chức hội vật để giải trí vào những ngày đầu xuân và tuyển chọn võ sĩ khỏe mạnh cho triều đình lúc bấy giờ. Vật võ làng Sình đã trở thành một môn thể thao truyền thống. Người dân làng Sình dù có làm ăn sinh sống ở đâu, những ngày vui Tết đón xuân, họ cũng quay về làng để tham gia hội vật.
Vật làng Sình được tổ chức vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Theo sử sách đây là địa điểm để xây dựng những trại đóng tàu thuyền, trường huấn luyện thuỷ quân, bộ binh tinh nhuệ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn Tổ quốc.
Đô vật quần xanh là một thanh niên Việt Kiều về nước thăm quê hương cũng lên sới vật góp vui đầu năm
Các đô vật tại hội vật làng Sình thường được tuyển chọn rất kỹ lưỡng. Tất cả các vận động viên thanh, thiếu niên có sức khoẻ, có phong cách đạo đức tốt.
Ngoài ra, để đảm bảo tính công bằng thì các đô vật là vận động viên thuộc cấp kiện tướng cấp 1 hoặc đạt huy chương ở các giải thi đấu của cấp quốc gia trở lên thì không được tham gia thi đấu
Theo điều lệ của Ban tổ chức thì đô vật thắng tuyệt đối khi làm cho đối phương ngã ngửa lấm lưng, trắng bụng
Các đấu vật thi đấu loại trực tiếp, đô thủ muốn vào vòng bán kết, chung kết phải giành chiến thắng liên tiếp trước ít nhất 2 đối thủ
Vì chú trọng tinh thần thượng võ nên tại Hội vật, những đòn nguy hiểm như bẻ, vặn khóa trái khớp, tấn công vào yết hầu, mắt... đều bị cấm. Ngoài giải cho chức vô địch, làng còn trao thưởng cho tất cả đô vật tham gia tranh tài.
(Ảnh: Lê Đình Hoàng)
Không đề cao việc thắng thua, cứ đến ngày làng Sình mở hội vật, người dân khắp nơi tới tham gia rất đông. Đây chính là hình thức lưu giữ nét văn hóa truyền thống hiệu quả, bởi chính người dân là chủ thể tham gia bảo tồn lễ hội này.
Vị bô lão trong làng cầm dùi đánh trống trong suốt lễ hội vật (Ảnh: Lê Đình Hoàng)
Ngoài các đô vật nam, còn có sự tham gia của các đô vật nữ với những đòn thế đẹp không kém gì nam giới (Ảnh: Lê Đình Hoàng)
Tin liên quan
Nằm trong chuỗi sự kiện Festival Huế 2024, Sở Du lịch tổ chức Ngày hội Sen Huế 2024 v...
Lễ Ban sóc (phát lịch) triều Nguyễn được dàn dựng theo hình thức sân khấu hóa với mục...
Vào 20h00 tối 31/12/2023 tại khu vực ngã 6 Hùng Vương - Thành phố Huế đã diễn ra chươ...
Trong ngày Quốc khánh 2/9, hàng nghìn người đã đổ ra sông Hương theo dõi Giải đua ghe...